Tóc là một bộ phận không thể thiếu của cơ thể đồng thời cùng với làn da tạo nên vẻ đẹp cho con người. Sự tác động của yếu tố nội sinh và ngoại sinh lên tóc khiến tóc trở nên bị tổn thương. Ngoài sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên dụng, việc lựa chọn dầu gội hàng ngày sao cho có được một mái tóc đẹp là một điều đơn giản có thể thực hiện được mà mọi người cần biết
1.Nhắc lại cấu trúc cơ bản của tóc
Tóc được chia làm 3 phần chính gồm lớp vỏ ngoài (cuticle), lớp vỏ trong (cortex) và lớp lõi(medulla). Phần lõi tóc tạo nên tóc dày, tóc xám và tóc râu, trẻ em thường không có lõi tóc.
Lớp vỏ ngoài được xếp thành các lớp như mái ngói, chúng có đặc tính kháng với hóa chất. Phức hợp màng tế bào (CMC) là vật chất liên bào, bao gồm màng giữa hai tế bào và vật chất kết dính gắn kết giữa hai màng tế bào lớp vỏ ngoài, hai màng vỏ trong, giữa hai lớp vỏ ngoài và vỏ trong. Tất cả các tác động đến CMC của tóc, làm mất sự kết dính giữa các lớp của tóc đều làm tăng nguy cơ gây tổn thương đến tóc nặng nề. Tổn thương tóc gây ra do quá trình hóa học có thể được giảm thiểu, tránh hoặc sửa chữa bởi sử dụng đúng các sản phẩm chăm sóc tóc. Mỹ phẩn tóc có thể tăng cường tính kị nước cho tóc, tăng cường lớp biểu bì và giảm thiểu điện tích, lực ma sát.
Tóc được định nghĩa là tóc khỏe khi mái tóc dày, tóc đảm bảo về tính toàn vẹn, nang tóc trông khỏe, không bị gãy hay chẻ ngọn, sợi tóc sờ mịn, không xoăn và không rối.
Các sản phẩm dầu gội đầu hiện nay không chỉ mục đích làm sạch da đầu mà còn bổ sung thêm một số chất nhằm mục đích đạt được thẩm mỹ cho mái tóc.
2.Dầu gội đầu
Dầu gội đầu hiện nay có 4 thành phần chủ yếu bao gồm (1) chất có tác dụng làm sạch, (2) các chất dưỡng tạo độ mềm mại, bóng mượt cho tóc, (3) các chất có tác dụng điều trị các vấn đề của tóc như gàu, tóc nhờn, (4) chất có tác dụng làm ổn định bề mặt và tạo nên sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm.
2.1. Chất làm sạch da đầu
Nguyên lí: làm suy yếu liên kết lí học của các tạp chất trên tóc, hòa tan các tạp chất này, ngăn chúng liên kết với da đầu hoặc trục tóc. Khả năng làm sạch của các chất này phụ thuộc vào mức độ loại bỏ dầu cũng như lượng dầu gội sử dụng
Tùy vào sự tích điện của các đầu cực mà phân chia chất hoạt động bề mặt (sunfactant) thành 4 nhóm là anionic, cationic, lưỡng tính và không tích điện. Các chất làm sạch chính thường là các anion. Các anion là những chất tẩy rửa mịn và vượt trội về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên chúng lại là thành phần gây nên tóc dễ khô xơ và rối.
Các chất hoạt động bề mặt cation, amphoteric và không tích điện được thêm vào dầu gội để làm giảm các hiệu ứng điện gây ra bởi các anion trong chất hoạt đông bề mặt. Do chúng mang điện tích dương, các cation trong chất hoạt động bề mặt liên kết nhanh với các sợi tích điện âm do sử dụng chất hoạt động bề mặt anion và làm giảm khả năng gây xoăn.
– Chất hoạt động bề mặt anion
Đặc trưng bởi một nhóm cực ưa nước tích điện âm. Ví dụ về các chất này là ammonium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate, sodium lauryl sarcosinate, sodium myreth sulfate, sodium pareth sulfate, sodium stearte, sodium lauryl sulfate, alpha-olefin sulfonate, ammonium laureth sulfate. Chúng thường tốt trong loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn, tuy nhiên làm gia tăng điện tích âm trên bề mặt tóc, và tăng khả năng tóc xoăn và ma sát. Để làm giảm chấn thương tóc, các chất hoạt động bề mặt thế hệ sau như không tích điện hoặc lưỡng tính được thêm vào công thức dầu gội.
– Chất hoạt động bề mặt tích điện dương
Chúng có một đầu ưa nước tích điện dương, trimethylalkylammonium chlorides, and the chlorides or bromides of benzalkonium and alkylpyridinium ions. Tất cả các chất này đều có gốc NH4(+). Chúng có xu hướng trung hòa bớt điện tích âm của bề mặt tóc và giảm xoăn tóc, từ đó làm tóc mềm mại hơn
– Chất hoạt động bề mặt dạng lưỡng tính
Điện tích của phần ưa nước được kiểm soát bởi pH của dung dịch, có nghĩa hoạt động như một anion trong dung dịch kiềm và cation trong môi trường acid. Chúng rất nhẹ và có đặc tính da liễu tuyệt vời. Có hai chất bao gồm Alkyl iminopropionates and (amido) betaines
– Chất hoạt động bề mặt dạng không tích điện
Chúng không tích điện vì không có nhóm ưa nước trong cấu trúc của nó. Các chất béo hay gồm fatty alcohols, cetyl alcohol, stearyl alcohol, and cetostearyl alcohol (consisting predominantly of cetyl and stearyl alcohols), and oleyl alcohol
2.2. Các chất có tác dụng dưỡng tóc(conditioner)
Chúng có tác dụng làm giảm ma sát, xoăn tóc hạn chế bởi khả năng trung hòa mạng lưới tích điện âm của tóc, giảm rụng tóc, khôi phục tính kị nước của tóc, cải thiện khả năng chải tóc, và tăng cường độ bóng mịn của tóc
Nguyên lí: trung hòa bớt các điện tích âm của sợi tóc bằng thêm các điện tích dương, bôi trơn lớp vỏ và giảm tính ưa nước của lớp vỏ.
Chúng được chia làm 5 nhóm chính: Polymer(silicone), oil, waxes, aminoacid hydrolyzed (amino acid dạng thủy phân). Trong đó silicone là thành phần được sử dụng nhiều nhất.
Silicone là một polymer lai, trơ, chịu được nhiệt. Dimethicone là loại silicone được sử dụng nhiều nhất trong ngành chăm sóc tóc. Dimethicone là thành phần chính trong các loại dầu gội 2 trong 1 giúp tạo độ bóng cho tốt.
Ngoài ra còn các chất khác có tác dụng dưỡng, giảm nước hấp thu vào sợi tóc và lấp đầy các khoảng trống giữa các tế bào vỏ, ngăn xâm nhập các chất gây hại như dầu dừa.
Chất dưỡng tóc chia làm hai loại: chất dưỡng tóc tức thì và chất dưỡng tóc sâu.
Chất dưỡng tóc tức thì: là chất dưỡng tóc sử dụng phổ biến. Chúng được sử dụng ngay sau khi gội đầu, lưu lại 5 phút trên tóc trước khi xả lại với nước. Sử dụng hàng ngày tại nhà hoặc thẩm mỹ viện với mái tóc hư tổn tối thiểu.
Dưỡng tóc sâu; chúng tương tự như dưỡng tóc tức thì. Tuy nhiên thời gian lưu lại trên tóc lâu hơn thường 20-30 phút. Thường áp dụng với mái tóc cực kì khô, hoặc trước khi xử lí bằng hóa chất.
Lời khuyên sử dụng dầu gội với từng loại tóc khác nhau
– Dầu gội dành cho tóc thường: lượng tiết chất nhờn vừa phải đối với tóc thường, và không có xử lí tóc như nhuộm, ép, uốn. Kiểu tóc này thường hay gặp ở nam giới. Nên lựa chọn dầu gội chứ lauryl sulfate, dưỡng tóc tối thiểu
– Dầu gội dành cho tóc khô và tóc hư tổn: cần sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ, dưỡng nhiều (thường là các dầu gội 2 trong 1), chứa các chất tẩy nhẹ như laureth sulfate, chất loại bỏ bã nhờn nhẹ và bổ sung thêm dimethicone
– Dầu gội dành cho tóc dầu: sử dụng dầu gội có tác dụng làm sạch mạnh như lauryl sulfate hoặc sulfosuccinate, dưỡng tóc chỉ cần tối thiểu hoặc không cần thiết
– Dầu gội làm sạch sâu: thường áp dụng với mái tóc có keo xịt hoặc gel làm tóc, sử dụng dầu gội này tuần 1 lần, các thành phần của dầu gội nên chọn giống với dầu gội dành cho da dầu
– Dầu gội dành cho trẻ em: thường là dầu gội có thành phần lưỡng tính, không gây kích ứng mắt và có tác dụng làm sạch nhẹ
2.3. Chất điều trị các bệnh lí da đầu
Ngoài ra tùy từng bệnh lí dùng da đầu khác nhau mà có bổ sung thêm các thành phần có tác dụng điều trị bệnh lí: Tar: chất chống viêm. Sulfur, zinc pyrithione: chống nấm, chống vi khuẩn. Acid salicylic: bạt sừng. Selenium, imidazole, zinc pyrithione: chống gầu. Methiiol: cảm giác dễ chịu da đầu
3.Tác dụng phụ của dầu gội
Bên cạnh đó tác dụng phụ của các loại dầu gội hiện nay là ít gặp (<1%0 và thường do các thành phần sau gây nên biểu hiện viêm da tiếp xúc dị ứng như forrmalin, parabens, hexachlorophene, miranols
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Gavazzoni Dias M.F.R. (2015). Hair Cosmetics: An Overview. Int J Trichology, 7(1), 2–15.
- Draelos Z.D. (2010). Essentials of Hair Care often Neglected: Hair Cleansing. Int J Trichology, 2(1), 24–29.
- Hair cosmetics Madnani N, Khan K – Indian J Dermatol Venereol Leprol. <http://www.ijdvl.com/article.asp?issn=03786323;year=2013;volume=79;issue=5;spage=654;epage=667;aulast=Madnani>, accessed: 16/01/2019.
- D’Souza P. và Rathi S.K. (2015). Shampoo and Conditioners: What a Dermatologist Should Know?. Indian J Dermatol, 60(3), 248–254.
Tác giả: BSNT Nguyễn Thị Mai
Nguồn: Dalieu.vn