Hội Da liễu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban chấp hành
    • Điều lệ hội
  • Tin tức
    • Thông báo
    • Sự kiện
    • Tin chuyên ngành
      • Y học thường thức
      • Y học chuyên sâu
    • Media
  • Hội nghị – Hội thảo
    • Hội nghị Trong nước
    • Hội nghị Quốc tế
  • Hội viên
    • Danh sách hội viên
    • Quyền lợi hội viên
    • Đăng ký hội viên
  • Liên hệ
  • Liên kết
    • Hội vảy nến
    • Hội Lupus
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban chấp hành
    • Điều lệ hội
  • Tin tức
    • Thông báo
    • Sự kiện
    • Tin chuyên ngành
      • Y học thường thức
      • Y học chuyên sâu
    • Media
  • Hội nghị – Hội thảo
    • Hội nghị Trong nước
    • Hội nghị Quốc tế
  • Hội viên
    • Danh sách hội viên
    • Quyền lợi hội viên
    • Đăng ký hội viên
  • Liên hệ
  • Liên kết
    • Hội vảy nến
    • Hội Lupus
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Hội Da liễu Việt Nam
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tin tức Tin chuyên ngành Y học chuyên sâu

Bệnh Sjogren (Sjogren’s disease)

Bệnh Sjogren (Sjogren’s disease)

bởi Đoàn Ngọc Anh
12/07/2024
trong chuyên mục Y học chuyên sâu
0
Bệnh Sjogren (Sjogren’s disease)

1. Giới thiệu

Bệnh Sjogren là một bệnh lý tự miễn được đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của tuyến lệ và tuyến nước bọt dẫn đến hiện tượng khô mắt và khô miệng. Ngoài các biểu hiện trên, bệnh còn có thể ảnh hưởng các cơ quan khác. Bệnh Sjogren tiên phát khi bệnh nhân chỉ có bệnh lý này đơn độc và bệnh Sjogren thứ phát khi có trùng lắp với các bệnh lý tự miễn khác mà hay gặp nhất là viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh Sjogren hay gặp ở phụ nữ trung niên, từ 50 đến 60 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở nam giới và lứa tuổi trẻ hơn.

Trước đây bệnh Sjogren được gọi là hội chứng Sjogren, tuy nhiên nhiều tác giả gần đây cho rằng việc dùng thuật ngữ “hội chứng” là tập hợp các triệu chứng và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, không phải là bệnh tự miễn riêng biệt, điều này không còn phù hợp nữa. Bệnh biểu hiện các mức độ khác nhau: từ khô tuyến nhẹ đến biểu hiện ngoại tuyến có thể ảnh hưởng đến toàn thân.

2. Dịch tễ học

Tỷ lệ mắc, lưu hành của bệnh Sjogren rất khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí phân loại cụ thể, thiết kế nghiên cứu, quần thể được khảo sát. Tỷ lệ phân bố của bệnh dao động trong các thống kê, thường từ 5-7/100.000 người, hay gặp ở người châu Âu và châu Á.

3. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của bệnh Sjogren tương tự các bệnh lý mô liên kết khác, với sự tác động của nhiều yếu tố như môi trường, virus (như: EBV, HCV), yếu tố di truyền liên quan đến hệ gen mã hóa quá trình đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thu được, kháng nguyên bạch cầu người như HLA-DQ A1…, gây giải phóng các cytokine, TNF α, IL-17, IL-21, kích thích các tế bào lympho B tự hoạt hóa sản xuất ra các kháng thể gây viêm mạn tính ở tuyến nước bọt, tuyến lệ và các mô khác. Các biểu hiện ở các mô khác bao gồm: viêm các tuyến ngoại tiết khác như đường mật, tuyến tụy, thận kẽ, tăng sinh tế bào lympho ngoại bào như viêm phổi kẽ tế bào lympho, tổn thương da do lắng đọng phức hợp miễn dịch như viêm mạch do cryoglobulin, mày đay viêm mạch, biến đổi máu như giảm tiểu cầu, tổn thương hạch thần kinh cảm giác, viêm dây thần kinh thị giác…

4. Chẩn đoán bệnh

Bệnh Sjogren chẩn đoán không dựa vào triệu chứng đơn độc mà cần phải kết hợp các tiêu chuẩn chẩn đoán. Việc nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh Sjogren được đặt ra ở bệnh nhân có biểu hiện khô mắt và hoặc khô miệng dai dẳng, phì đại tuyến mang tai, tăng răng sâu không rõ nguyên nhân hoặc kết quả bất thường của xét nghiệm miễn dịch kháng thể kháng Ro/SSA có hoặc không đi kèm kháng thể kháng La/SSB, hoặc yếu tố dạng thấp RF, tăng globulin máu.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Sjogren nguyên phát theo ACR/EULAR 2016

Tiêu chuẩnĐiểm
Viêm thành ổ tập trung lympho bào ở tuyến nước bọt vùng môi với điểm tập trung là ≥ 1 ổ/4mm23
Kháng thể kháng Ro/SSA dương tính3
Test nhuộm mắt ≥5 (hoặc điểm Bijsterveld ≥4) ở ít nhất một bên mắt1
Test Schirmer ≤5mm/5 phút ở ít nhất 1 bên mắt1
Tốc độ dòng chảy của nước bọt toàn bộ không ức chế ≤ 0,1ml/phút1

Chẩn đoán khi bệnh nhân có từ 4 điểm trở lên và ít nhất 1 triệu chứng khô mắt hoặc khô miệng và không có tiêu chí loại trừ. Các tiêu chuẩn loại trừ:

  • Tiền sử có xạ trị ở vùng đầu và cổ.
  • Nhiễm viêm gan virus C (có bằng chứng PCR)
  • Suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
  • Sarcoidosis
  • Bệnh amyloid
  • Bệnh chống vật chủ
  • Bệnh liên quan đến IgG4.

Việc đánh giá triệu chứng khô mắt hoặc khô miệng của bệnh nhân có thể dựa vào bộ câu hỏi gợi ý, khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây:

1Bạn có bị khô mắt liên tục hằng ngày trong thời gian trên 3 tháng không?
2Bạn có phải dùng nước mắt nhân tạo trên 3 lần/ngày không?
3Bạn có thường xuyên cảm giác như vướng cát hoặc sỏi trong mắt mình không?
4Bạn có bị khô miệng liên tục hằng ngày trong thời gian trên 3 tháng không?
5Bạn có thường xuyên khó nuốt thức ăn khô cần phải dùng thêm nước để dễ nuốt không?

5. Điều trị

Bệnh đa hệ thống, điều trị theo tổn thương cơ quan với mục tiêu nhằm kiểm soát tình trạng khô mắt, khô miệng và điều trị tổn thương cơ quan khác đi kèm.

5.1. Kiểm soát tình trạng khô mắt, khô miệng

  • Với những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng khô mắt, khô miệng nhẹ, chỉ cần chăm sóc hỗ trợ tại chỗ như sử dụng nước mắt nhân tạo, nước bọt nhân tạo thường xuyên, tránh yếu tố làm nặng như bụi bẩn, khói thuốc, nhiệt độ cao, tránh các thuốc làm khô mắt, khô miệng như chống trầm cảm, kháng histamin, lợi tiểu….
  • Với trường hợp khô miệng nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hoặc gây các viêm nhiễm vùng răng miệng có thể cân nhắc sử dụng thuốc kích thích hệ cholinergic như pilocarpine, cevimeline…

5.2. Điều trị tổn thương cơ quan khác đi kèm

Với tổn thương các cơ quan, nguyên tắc điều trị cũng tương tự các bệnh lý mô liên kết tự miễn khác, tùy theo biểu hiện và mức độ nặng của tổn thương có thể dùng corticoid đường toàn thân, kháng sốt rét tổng hợp (hydroxycloroquin), methotrexat, azathioprin, sulfasalazin, mycophenolat mofetil, cyclosporin, cyclophosphamid.  Truyền rituximab có thể cân nhắc trong các trường hợp nặng, kháng trị.

6. Tiên lượng 

Tiên lượng bệnh Sjogren phụ thuộc vào mức độ tổn thương cơ quan. Trình tự diễn biến tự nhiên của bệnh Sjogren được khái niệm hóa thành 4 giai đoạn: giai đoạn 0 (tiền bệnh) có bất thường kháng thể trong máu nhưng không có biểu hiện lâm sàng, giai đoạn 1: có biểu hiện tuyến ngoại tiết, giai đoạn 2: biểu hiện tuyến ngoại tiết và các cơ quan khác, giai đoạn 3: xuất hiện bệnh u lympho. Ghi nhận theo dõi khoảng thời gian dài đến 20 năm thấy khoảng 1/3 đến một nửa các bệnh nhân mắc bệnh Sjogren có biểu hiện tổn thương cơ quan khác và các rối loạn tự miễn đi kèm như viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto, tổn thương phổi kẽ, viêm mạch. Ung thư lympho không Hodgkin gặp khoảng trong 5% bệnh nhân Sjogren và tăng theo thời gian mắc bệnh.

Nghiên cứu hồi cứu trên 723 bệnh nhân mắc bệnh Sjogren nguyên phát chỉ có khô miệng, khô mắt qua 6 năm, tỷ lệ tử vong so với quần thể chung là không có sự khác biệt. Nguy cơ tử vong tăng lên ở những bệnh nhân có tổn thương phổi kẽ, tổn thương thận, giảm bổ thể, viêm mạch hoặc có u lympho.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alan N Baer, Robert I Fox, Philip Seo, et al. Diagnosis and classification of Sjogren’s disease. Uptodate. Last updated Apr 05, 2024.

2. Ioannidis JP, Vassilious VA, Moutsopoulos HM. Long term risk of mortality and lymphoproliferative disease and predictive classification of primary Sjogren’s syndrome. Arthritis Rheum 2002; 46:741.

3. Brito-Zeron P, Kostov B, Solans R, et al. Systemic activity and mortality in primary Sjogren syndrome: predicting survival using the EULAR-SS disease activity index (ESSDAI) in 1045 patients. Ann Rheum Dis 2016; 75:348.

Tác giả: THS.BS Lê Thị Hoài Thu – Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em – BVDLTW

Nguồn: Dalieu.vn

Cùng chủ đề Bài viết

Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (Photoallergic contact dermatitis)
Y học chuyên sâu

Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (Photoallergic contact dermatitis)

11/08/2024
Nghiện Corticoid bôi tại chỗ
Y học chuyên sâu

Nghiện Corticoid bôi tại chỗ

08/08/2024
Vảy nến mủ ở phụ nữ có thai (Pustular psoriasis of pregnancy)
Y học chuyên sâu

Vảy nến mủ ở phụ nữ có thai (Pustular psoriasis of pregnancy)

08/05/2024
Giảm sắc tố dạng dát tiến triển (Progressive macular hypomelanosis)
Y học chuyên sâu

Giảm sắc tố dạng dát tiến triển (Progressive macular hypomelanosis)

08/05/2024
Hội chứng Keratitis–Ichthyosis–Deafness (K.I.D): Bệnh da liễu di truyền hiếm gặp
Y học chuyên sâu

Hội chứng Keratitis–Ichthyosis–Deafness (K.I.D): Bệnh da liễu di truyền hiếm gặp

03/05/2024
Hội chứng DRESS
Tin chuyên ngành

Hội chứng DRESS

27/03/2024
Bài tiếp theo
Nghiện Corticoid bôi tại chỗ

Nghiện Corticoid bôi tại chỗ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

Thư mời tham gia báo cáo Hội thảo Da liễu khu vực Đồng bằng sông Cửu long lần thứ 7
Hội nghị - Hội thảo

Thư mời tham gia báo cáo Hội thảo Da liễu khu vực Đồng bằng sông Cửu long lần thứ 7

bởi Đoàn Ngọc Anh
31/01/2024
0

Nhằm nâng cao kiến thức, bổ sung thông tin và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong cập nhật các...

Chi tiết
Dấu hiệu nhận biết nốt ruồi ác tính

Dấu hiệu nhận biết nốt ruồi ác tính

17/07/2023
Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến

16/08/2020
Thư mời tham gia báo cáo Hội thảo Da liễu khu vực Đồng bằng sông Cửu long lần thứ 7

Thư mời tham dự Hội thảo “Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu”

07/03/2024
Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (Photoallergic contact dermatitis)

Viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (Photoallergic contact dermatitis)

11/08/2024
logo-footer-01

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

HỘI DA LIỄU VIỆT NAM

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0243 576 6424
Email: hoidalieuvn@gmail.com

Giấy phép xuất bản:
Trưởng ban biên tập: GS. TS Nguyễn Hữu Sáu - Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam

Bản quyền © 2024 Hội Da liễu Việt Nam

Ghi rõ nguồn Hội Da liễu Việt Nam hoặc hoidalieuvietnnam.com.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban chấp hành
    • Điều lệ hội
  • Tin tức
    • Thông báo
    • Sự kiện
    • Tin chuyên ngành
      • Y học thường thức
      • Y học chuyên sâu
    • Media
  • Hội nghị – Hội thảo
    • Hội nghị Trong nước
    • Hội nghị Quốc tế
  • Hội viên
    • Danh sách hội viên
    • Quyền lợi hội viên
    • Đăng ký hội viên
  • Liên hệ
  • Liên kết
    • Hội vảy nến
    • Hội Lupus

Copyright © 2024 Vietnamese Society of Dermatology and Venereology

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Quên mật khẩu? Đăng ký Hội viên

Đăng ký tài khoản!

Đăng ký ngay hôm nay để trở thành hội viên của Hội Da liễu Việt Nam

ĐĂNG KÝ NGAY

Nếu đã có tài khoản. Vui lòng Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập