Hội Da liễu Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban chấp hành
    • Điều lệ hội
  • Tin tức
    • Thông báo
    • Sự kiện
    • Tin chuyên ngành
      • Y học thường thức
      • Y học chuyên sâu
    • Media
  • Hội nghị – Hội thảo
    • Hội nghị Trong nước
    • Hội nghị Quốc tế
  • Hội viên
    • Danh sách hội viên
    • Quyền lợi hội viên
    • Đăng ký hội viên
  • Liên hệ
  • Liên kết
    • Hội vảy nến
    • Hội Lupus
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban chấp hành
    • Điều lệ hội
  • Tin tức
    • Thông báo
    • Sự kiện
    • Tin chuyên ngành
      • Y học thường thức
      • Y học chuyên sâu
    • Media
  • Hội nghị – Hội thảo
    • Hội nghị Trong nước
    • Hội nghị Quốc tế
  • Hội viên
    • Danh sách hội viên
    • Quyền lợi hội viên
    • Đăng ký hội viên
  • Liên hệ
  • Liên kết
    • Hội vảy nến
    • Hội Lupus
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Hội Da liễu Việt Nam
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Tin tức Tin chuyên ngành Y học thường thức Xơ cứng bì

Các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân xơ cứng bì

bởi Đoàn Ngọc Anh
25/07/2023
trong chuyên mục Xơ cứng bì
0
Các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân xơ cứng bì

tổn thương cứng khớp không hồi phục

Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT) là một bệnh tự miễn, thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống  Căn nguyên của bệnh chưa rõ, diễn biến mạn tính, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh gây tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết với cơ chế bệnh sinh đặc trưng bởi 3 đặc điểm: tổn thương các mạch máu nhỏ, sản xuất tự kháng thể và rối loạn chức năng nguyên bào sợi dẫn tới sự tăng sản xuất, lắng đọng các sợi xơ ở tổ chức liên kết. XCBHT chủ yếu gặp ở giới nữ (75-80%), tần số mắc bệnh khoảng 1-2/100000 dân.

1. Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng với tổn thương ở da và các cơ quan nội tạng. Ở da, bệnh biểu hiện với các triệu chứng: da dày, cứng, giảm độ đàn hồi, rối loạn sắc tố, lắng đọng canxi dưới da, thay đổi vùng mao mạch nền móng, hội chứng raynaud (tình trạng một số mạch máu của cơ thể, phổ biến nhất là ở ngón tay và ngón chân co lại quá mức khi phản ứng với cảm lạnh hoặc căng thẳng cảm xúc), loét và tắc mạch đầu ngón, sẹo rỗ đầu ngón- vết tích tổn thương loét cũ. Vì vậy, bệnh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và hạn chế hoạt động của bệnh nhân. Ngoài ra, có thể gặp các tổn thương các cơ quan nội tạng không hồi phục như tổn thương tim gây rối loạn dẫn truyền, suy tim; tổn thương phổi gây tăng áp lực động mạch phổi, xơ phổi; tổn thương thận gây tăng huyết áp ác tính, xơ thận.

2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân XCBHT

Một số bệnh nhân bị xơ cứng hệ thống không bao giờ phát triển nghiêm trọng các cơ quan nội tạng của họ và sống cuộc sống tương đối bình thường. Thông thường theo thời gian, da sẽ mềm mại và trở nên linh hoạt hơn. Nếu cứng khớp đã xảy ra do da xung quanh khớp dày lên thì những hạn chế này thường không thể đảo ngược.

Những khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống, giặt giũ, mặc quần áo…gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các vết loét gây đau nhức, thay đổi ngoại hình (da dày, căng, giãn mao mạch, miệng nhỏ) gây hạn chế hoạt động nghề nghiệp và xã hội.

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân XCBHT thể da lan toả có mức độ khuyết tật chức năng, đau, mệt mỏi, tổn thương loét ngón và vấn đề về hô hấp nặng hơn XCBHT thể da giới hạn.

Rối loạn lo âu là vấn đề hay gặp, ảnh hưởng đến khoảng 80% bệnh nhân.

tổn thương cứng khớp không hồi phục
khuôn mặt vô cảm của bệnh nhân XCBHT

3. Các biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống

  • Xơ cứng bì là bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, chính vì vậy cần khám lại thường xuyên theo hẹn theo bác sĩ.
  • Nếu bệnh nhân có hiện tượng Raynaud ngoài việc dùng thuốc theo đơn bác sĩ vẫn nên giữ ấm cơ thể, bàn tay và bàn chân bằng quần áo nhiều lớp, ủng và găng tay khi thời tiết lạnh. Bảo vệ ngón tay và ngón chân khỏi các hoạt động có thể làm tổn thương da.
  • Giữ ẩm cho da sẽ làm giảm cảm giác ngứa. Nên chọn loại kem đặc mà bạn cảm thấy dễ chịu khi xoa, xoa ít nhất 2 lần/ngày.
  • Tiếp xúc với ánh nắng 10-15 phút mỗi 2-3 lần/tuần hoặc quang trị liệu với UVB dải hẹp và UVA1 có thể làm giảm độ dày da và ngứa.
  • Những người có vấn đề về tiêu hóa có thể thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa chứng ợ nóng. Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn, cũng như không ăn ngay trước khi đi ngủ cũng có thể giúp giảm chứng ợ nóng.
  • Tập thể dục thường xuyên và vật lý trị liệu có thể giữ cho khớp linh hoạt.
  • Ngoài ra, nếu có rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, bệnh nhân cần chia sẻ, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hoặc các nhóm bệnh nhân. Đôi khi, có thể cần sự điều trị của các bác sĩ tâm thần.

Tác giả: Khoa Điều trị nội trú ban ngày – BVDLTW

Nguồn: Dalieu.vn (Bệnh viện Da liễu Trung ương)

Cùng chủ đề Bài viết

Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì
Xơ cứng bì

Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì

30/07/2023
Bài tiếp theo
Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì

Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TIN NỔI BẬT

Thông báo đăng ký Hội nghị Da liễu miền Trung – Tây nguyên lần thứ 26(2023)
Hội nghị Trong nước

Thông báo số 2: Hội thảo “Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu”

bởi Đoàn Ngọc Anh
20/02/2024
0

Để cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị và...

Chi tiết
Tìm hiểu về viêm da cơ địa ở trẻ em

Tìm hiểu về viêm da cơ địa ở trẻ em

21/11/2023
Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì

Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì

30/07/2023
Phòng ngừa bệnh da nhiễm khuẩn ở trẻ em

Phòng ngừa bệnh da nhiễm khuẩn ở trẻ em

26/04/2023
Thư mời tham gia báo cáo Hội thảo Da liễu khu vực Đồng bằng sông Cửu long lần thứ 7

Thư mời tham dự Hội thảo “Dầu gội trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tóc và da vùng đầu”

07/03/2024
logo-footer-01

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

HỘI DA LIỄU VIỆT NAM

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0243 576 6424
Email: hoidalieuvn@gmail.com

Giấy phép xuất bản:
Trưởng ban biên tập: GS. TS Nguyễn Hữu Sáu - Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam

Bản quyền © 2024 Hội Da liễu Việt Nam

Ghi rõ nguồn Hội Da liễu Việt Nam hoặc hoidalieuvietnnam.com.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban chấp hành
    • Điều lệ hội
  • Tin tức
    • Thông báo
    • Sự kiện
    • Tin chuyên ngành
      • Y học thường thức
      • Y học chuyên sâu
    • Media
  • Hội nghị – Hội thảo
    • Hội nghị Trong nước
    • Hội nghị Quốc tế
  • Hội viên
    • Danh sách hội viên
    • Quyền lợi hội viên
    • Đăng ký hội viên
  • Liên hệ
  • Liên kết
    • Hội vảy nến
    • Hội Lupus

Copyright © 2024 Vietnamese Society of Dermatology and Venereology

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Quên mật khẩu? Đăng ký Hội viên

Đăng ký tài khoản!

Đăng ký ngay hôm nay để trở thành hội viên của Hội Da liễu Việt Nam

ĐĂNG KÝ NGAY

Nếu đã có tài khoản. Vui lòng Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập